Chuyển đến nội dung chính

10 điều bạn chưa biết về răng của mình


Chăm sóc răng không đúng cách dẫn đến răng gặp phải các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, ... là dấu hiệu của việc bạn chưa hiểu hết về hàm răng của mình. Hãy cùng tìm hiểu 10 điều chưa biết về răng của bạn để chăm sóc chúng tốt hơn nhé!

1. Răng của bạn là duy nhất

Mỗi chiếc răng của bạn là một thực thể duy nhất, nó cũng giống như vân tay của bạn vậy. Đó cũng chính là lý do vì sao hồ sơ nha khoa đôi khi được dùng để xác định hài cốt con người.

2. Nướu của bạn rất quan trọng

Nướu khỏe mạnh là một trong các yếu tố đảm bảo răng của bạn được cố định chắc chắn và khỏe mạnh. Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách sẽ giúp nướu của bạn luôn hồng hào và chắc khỏe.

3. Bạn có 32 chiếc răng

Bạn đã bao giờ đếm xem mình có tất cả bao nhiêu chiếc răng chưa? Theo y khoa, một người sẽ có tất cả 32 chiếc răng, trong đó 8 răng cửa, bốn răng nanh, và 20 răng hàm. Tuy nhiên, thông thường rất ít người mọc đủ cả 32 chiếc răng mà thường chỉ mọc đến 30 cái.

4.  Men răng là phần cứng nhất của răng

Men răng nằm ở vị trí ngoài cùng của răng, là một vật thể có tác dụng giống như một lớp vỏ trứng. Tuy nhiên, nó không mỏng manh như vỏ trứng mà dẻo dai hơn, giúp bảo vệ những phần mềm, chịu được tác động của acid, kiềm, nóng, lạnh.

5. Men răng không phát triển

Thực hư của việc men răng không phát triển là gì? Trên thực tế, có một loại tế bào được gọi là nguyên bào men, loại tế bào này sản sinh ra men răng. Tuy nhiên, một khi thân răng nhô hết ra ngoài tức là răng đã phát triển hoàn thiện thì những tế bào này sẽ chết đi, từ đó không thể sản sinh ra men răng được nữa. Men răng nếu bị tổn thương thì không thể thay thế được.

6. Men răng có thể bị hỏng

Men răng là phần cứng nhất của răng, được cấu tạo từ các tinh thể canxi photphat, thường rất bền, không bị vỡ, không bị xây xát, nhưng lại bị ăn mòn bởi các axit gây nên sâu răng.

7. Màu vàng có nghĩa là sâu răng

Một khi men răng bị tổn thương đồng nghĩa nó sẽ không còn chức năng đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng của bạn. Khi men răng của bạn bị hỏng, răng bạn bắt đầu xuất hiện màu vàng, lâu dần khi men răng bị phân rã có thể xuất hiện những cơn đau răng bất kỳ.


8. Miệng chứa đầy vi khuẩn

Vi khuẩn chính là thủ phạm gây ra hầu hết các bệnh lý răng miệng. Con đường ngắn nhất để vi khuẩn xâm nhập và làm hại răng miệng chính là thói quen ăn uống. Mảng bám dính trên răng nếu không được loại bỏ thường xuyên và triệt để sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng.

9. Mảng bám có thể gây sâu răng

Lý do mà nha sỹ thường khuyên bạn nên đi lấy cao răng thường xuyên, nhất là khi thấy các mảng bám trên răng dày và nhiều là do trong các mảng bám chứa nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe răng miệng.


10. Nước bọt rất quan trọng

Nước bọt không chỉ đóng vai trò quan trọng trong làm mềm và hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, mặt khác nước bọt giúp rửa trôi các hạt thức ăn còn sót lại, giúp trung hòa các axit trong mảng bám gây tổn thương và sâu răng.

Những điều bạn chưa biết về hàm răng của mình có thể khiến bạn thực hiện không đúng cách khi chăm sóc nó. Trên đây là những điều Nha khoa Duy Hưng – phòng khám nha khoa uy tín tạiThái Bình chia sẻ để giúp bạn hiểu hơn về hàm răng của mình và có những cách chăm sóc tốt hơn.

Liên hệ 0988 900 902 hoặc đến trực tiếp phòng khám nha khoa Duy Hưng để được tư vấn hỗ trợ sức khỏe răng miệng ngay nhé!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bọc răng sứ và những hiểu nhầm về quy chuẩn làm đẹp.

Bọc răng sứ và những hiểu nhầm về quy chuẩn làm đẹp. Bọc răng sứ được coi là xu hướng làm đẹp được nhiều người quan tâm và biết đến. Tuy nhiên, không phải ai cũng thật sự hiểu rõ về tiêu chuẩn của phương pháp bọc răng sứ , đương nhiên có lúc sẽ có nhầm lẫn với phương pháp khác. Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng nhằm dấu đi những khuyết điểm của răng như: sỉn màu, mẻ, vỡ, …mà vẫn đảm bảo được các chức năng nhai của răng. Phương pháp bọc răng sứ.  Ngày trước, quy trình bọc răng sứ sẽ là: bác sĩ sẽ tiến hành mài răng, độ dày khoảng 2mm để tạo thành trụ răng. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy răng sứ bọc lên trụ răng sao cho răng sứ khớp với phần lợi. Phương pháp này là cách làm truyền thống, nó cũng có những ưu nhược điểm riêng. Xét về ưu điểm, khi tiến hành theo phương pháp  này răng sứ sẽ chắc chắn, linh hoạt hơn, có độ bền kéo dài từ 10- 15 năm. Tuy nhiên, về nhược điểm, sau khi áp dụng phương pháp này cũng sẽ gây ra nhiều biến chứng như: đau nhức, viêm nướu răng, bị...

Răng khôn mọc đau quá, có nên nhổ hay không?

Răng khôn  là một loại răng đặc biệt, nằm ở vị trí trong cùng của hàm răng, nó phát triển khi chúng ta ở độ tuổi trưởng thành. Khi răng khôn bắt đầu mọc đã gây ra biết bao nhiêu phiền toái, khó chịu. Đặc biệt là những răng khôn mọc ngầm đâm thẳng vào chân răng hàm kế bên, có trường hợp mọc ngang đâm vào xương hàm, … đã gây ra biết bao rắc rối đối về sức khoẻ. Những chiếc răng mọc không rõ vị trí như vậy nên sớm được xử lý trước khi chúng gây ra những biến chứng nặng hơn. Tuy vậy, không phải tất cả những chiếc răng khôn đều phải loại bỏ. Đơn cử như những chiếc răng khôn mọc thẳng, không ảnh hưởng gì đến việc vệ sinh răng miệng, ta không nên nhổ bỏ. Nhổ bỏ là biện pháp cuối cùng nên nghĩ đến, bởi nhổ răng khôn cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm không đáng có. Chính vì vậy, khi đột nhiên bị đau nhức khu vực vùng lợi của răng hàm, hãy đến luôn địa chỉ nha khoa uy tín để khám bệnh, định hình mức độ nguy hại của răng xem có nhất thiết phải nhổ hay không. Nếu như bạn c...

Tại sao răng vẫn bị đau sau khi trám?

Tại sao răng vẫn bị đau sau khi trám? Trám răng là một biện pháp an toàn và hiệu quả giúp khắc phục tình trạng răng khiếm khuyết nhưng tại sao răng lại vẫn bị đau sau khi trám . Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhé! Trám răng hàm 1. Tìm hiểu về trám răng? Trám răng là một kĩ thuật nha khoa giúp khôi phục hình dáng và chức năng của răng bị khiếm khuyết. Đây là phương pháp phục hình răng không những đơn giản mà còn đem lại hiệu quả nhanh chóng. Trước hết, bác sỹ sẽ tiến hành tiêm thuốc tê cho bạn, sau đó là sử dụng máy khoan nha khoa làm sạch vùng răng bị sâu. Cuối cùng là lấp đầy khoảng trống đã làm sạch bằng hỗn hợp vàng, bạc hoặc sứ. Khi mới trám xong, bạn vẫn có thể thấy tê, ngứa, hoặc bị sưng một vùng mặt, việc ăn uống, nói chuyện hoặc biểu cảm trên khuôn mặt cũng sẽ gặp khó khăn. Để đảm bảo an toàn, thông thường bác sỹ sẽ khuyên bạn tránh ăn uống trong vài giờ sau khi trám. Những tuần tiếp theo, những cảm giác như tê, ngứa và sưng sẽ ...

Chỉnh nha có cần nhổ răng không?

Chỉnh nha có cần nhổ răng không? Chỉnh nha có thể được coi là một xu thế thẩm mỹ phổ biến hiện nay đối với các vấn đề răng hô, răng thưa, răng khấp khểnh và móm răng, …. Phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người mà bác sỹ sẽ đưa ra các phương pháp chỉnh nha khác nhau. Đặc biệt đối với trường hợp răng hô, khấp khiểng có phải nhổ răng để chỉnh nha hay không? Răng thưa, khấp khiểng Nhổ răng để chỉnh nha có nguy hiểm không? Các bác sĩ cần phải tiến hành thăm khám kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định có nhổ răng để tiến hành chỉnh nha hay không? Bởi việc nhổ răng sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc răng miệng sau này. Mặt khác, nếu quá trình nhổ răng không được đảm bảo an toàn, đúng kĩ thuật rất dễ gây viêm nhiễm, gây cản trở đến quá trình chỉnh nha và trên hết là sức khỏe răng miệng. Chỉnh nha - giải pháp cho hàm răng hoàn mỹ Nếu như nhổ răng khi chỉnh nha ở người trưởng thành xảy ra thường xuyên thì đối với trẻ em, điều này lại thường không cần thiết do...

Chỉnh nha cho trẻ em – giải pháp giúp trẻ sở hữu hàm răng đẹp.

Chỉnh nha cho trẻ em – giải pháp giúp trẻ sở hữu hàm răng đẹp. Vấn đề răng miệng ở trẻ nhỏ luôn được các bậc cha mẹ hết sức quan tâm. Để trẻ có được một hình thể khỏe mạnh, một khuôn mặt cân xứng và thẩm mỹ sau này thì việc giúp trẻ bảo vệ, chăm sóc hàm răng là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân nào đó mà răng trẻ bị hô, mọc lệch hoặc răng thưa. Vậy các bậc cha mẹ cần làm gì để giúp con em mình. Chỉnh nha cho trẻ em – giải pháp giúp trẻ sở hữu một hàm răng đẹp. Chỉnh nha ở trẻ em là gì? Chỉnh nha cho trẻ em là giải pháp tối ưu giúp trẻ khắc phục hoàn toàn khuyết điểm răng mọc lệch, khấp khiểng, hô móm, răng thưa, răng mọc chen chúc… Sau khi kết thúc ca điều trị, trẻ có thể sở hữu ngay hàm răng thẳng hàng và đều đặn, nụ cười xinh đẹp và khỏe mạnh. Đồng thời khả năng ăn nhai và phát âm của trẻ cũng được cải thiện đáng kể. Độ tuổi thích hợp nhất để chỉnh nha ở trẻ em? Theo các bác sỹ nha khoa, độ tuổi thích hợp nhất để tiến hành niềng răng là từ 8 – 17 tuổi....